Các thông số bộ truyền bánh răng, học cơ khí ai cũng biết

Các thông số bộ truyền bánh răng cũng như cách tính chúng sẽ giúp bạn chọn mua hoặc gia công tạo ra được loại bánh răng có hiệu quả và chất lượng cao. 

Bánh răng là gì?

Bánh răng là một chi tiết được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí. Chúng được sử dụng để chuyển đổi chuyển động từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay của máy móc.

Để gia công hoặc chọn mua loại bánh răng phù hợp với nhu cầu sử dụng và hiệu quả truyền động. Bạn cần lưu ý đến các thông số bộ truyền bánh răng. Bởi các thông số bộ truyền bánh răng là các yếu tố thể hiện hình dạng, cấu tạo, kích thước và công dụng của bánh răng.

Xem xét dưới đây các thông số bộ truyền bánh răng trụ cơ bản

Thông số bộ truyền bánh răng trụ

thông số bánh răng
Thông số bánh răng

Mô đun

Module là thông số quan trọng nhất của bánh răng, tất cả các thông số của bánh răng đều được tính toán thông qua module của bánh răng

  • Ký hiệu: m
  • Công thức: m = P/π (giá trị module từ 0.05 – 100mm , p là bước răng trên mặt trụ chia đơn vị mm)

Module được xác định từ điều kiện bền uốn. Tuy nhiên để thuận tiên cho thiết kế sau khi tính khoảng cách trục aw có thể tính module theo công thức sau

m=(0,01+0,02)aw

Các ví dụ về module tiêu chuẩn

Dãy 1: 1; 1.25; 1.5 ; 2 ; 2.5 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 8 ; 10 ; 12 ; 16 ; 20 ; 25

Dãy 2: 1.125 ; 1.375 ; 1.75 ; 2.25 ; 2.75 ; 3.5 ; 4.5 ; 5.5 ; 7 ; 9 ; 11 ; 14 ; 18 ; 22

Vậy module bánh răng là gì chúng ta đã được giải thích rõ, hiện nay được coi là thông số quan trọng nhất của bánh răng, muốn hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì module của chúng phải bằng nhau.

>>> Liên quan: Tính toán thiết kế Hệ dẫn động cơ khí -Tập 2

Tỷ số truyền

u=n1/n2=Z2/Z1

Số răng

  • Ký hiệu: Z là số răng của bánh răng
  • Công thức tính:      Z = d/m (Trong đó: d là đường kính đỉnh răng, m là modul bánh răng)
  • Số lượng răng nhỏ nhất là Zmin = 17

Bước răng:

Bước răng là độ dài cung giữa 2 profin của 2 răng kề nhau đo trên vòng chia

  • Ký hiệu: P
  • Công thức tính: P = m.π

Khoảng cách trục

  • ký hiệu: aw
  • Công thức tính: aw= 2m(Z1+Z2)/2 (trong đó: m là modul, Z1, Z2 số răng bánh dẫn và bánh bị dẫn)

Đường kính chia

Khi bộ truyền bánh răng truyền chuyển động, hai bánh răng liên kết với nhau. Khi đó đường kính chia là đường tròn tiếp xúc của hai đường tròn bánh răng.

  • ký hiệu: d1
  • Công thức tính: d1=mZ1 (Trong đó: m là modul, Z1 số răng bánh dẫn)

Đường kính đỉnh răng

Đường kính đỉnh răng là đường tròn đi qua đỉnh của các răng

  • ký hiệu: da
  • Công thức tính: da1=m(Z1 + 2) (Trong đó: m là modul, Z1 số răng bánh dẫn)

Đường kính đáy răng

Đường kính đáy răng là đường tròn đi qua đáy của các răng

  • ký hiệu: df
  • Công thức tính: df1=m(Z1 – 2,5) (Trong đó: m là modul, Z1 số răng bánh dẫn)

Ưu điểm Bộ truyền bánh răng thân khai:

  • Hiệu suất truyền động cao (do tổn thất về ma sát thấp, vận tốc trượt nhỏ, nếu bôi trơn chăm sóc cẩn thận;
  • Bán kính cong ρ tại chỗ tiếp xúc lớn, nên khả năng tải lớn;
  • Khi gia công bánh răng theo phương pháp bao hình, dao cắt răng có lưỡi cắt thẳng – dễ chế tạo, dễ mài và không phụ thuộc số răng gia công.

Kết luận: Trên đây chúng tôi vừa trình bày các thông số bộ truyền bánh răng cơ bản

>>> Liên quan: Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1 – Trịnh Chất

5/5 - (14 bình chọn)